Khái quát Hòa Thân vương

Thủy tổ của Hòa vương phủ là Hoằng Trú - Hoàng ngũ tử của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế, và là em trai của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.

Năm Ung Chính thứ 11 (1733), Hoằng Trú cùng anh trai là Hoàng tứ tử Hoằng Lịch đều được ân phong tước Thân vương, Hoằng Lịch được phong Bảo Thân vương (寶親王), còn Hoằng Trú được phong Hòa Thân vương (和親王). Càn Long Đế sau khi kế vị, nhìn nhận rằng mạch tự của Ung Chính Đế chỉ còn mỗi mình và Hoằng Trú (Hoàng tam tử Hoằng Thời đã bị đuổi khỏi Hoàng tộc Ái Tân Giác La và ban cho tự sát, còn Hoàng lục tử Hoằng Chiêm thì được cho làm con thừa tự của Quả Nghị Thân vương Dận Lễ) nên đối đãi với người em trai này vô cùng khoan ân, và có phần dễ dãi.

Năm Càn Long thứ 35 (1770), Hoằng Trú qua đời, Càn Long Đế tiếc thương em trai nên cho phép con cháu tập tước Hòa Thân vương.

Hòa vương phủ từ khi khai lập đến khi lụi tàn, truyền được tổng cộng 8 đời, trong đó có 2 vị Thân vương, 2 vị Quận vương, là 1 trong những Vương phủ không phải Thiết mạo tử vương có nhiều đời được phong Vương nhất lịch sử nhà Thanh, chỉ xếp sau Định vương phủ của Định An Thân vương Vĩnh Hoàng. Ngoài ra, Hòa vương phủ cũng là một trong số ít các Vương phủ chưa từng có vị nào bị đoạt tước.

Ý nghĩa phong hiệu

Phong hào "Hòa" trong Mãn ngữ là "hūwaliyaka", nghĩa là "hòa thuận, hữu nghị". Đáng chú ý là, Thế Tông Ung Chính Đế có hai người con trai được phong tước, trong đó Càn Long Đế được phong là Bảo Thân vương, Mãn ngữ là "boobai", tức "Bảo bối", trong khi đó phong hiệu "Hòa" của Hoằng Trú có cùng gốc chữ với phong hiệu "Ung" của Thế Tông (Mãn ngữ của Ung vốn là "hūwaliyasun"). Có thể thấy được Thế Tông đều rất yêu thương hai người con trai này.

Chi hệ

Hoằng Trú có tất cả 8 người con trai, trong đó Trưởng tử Vĩnh Anh (永瑛), tam tử, ngũ tử đều mất sớm, những người con còn lại ngoại trừ lục tử Vĩnh Hoán (永瑍) là do Trắc thất sinh ra, còn lại đều do Chính thất sinh ra. Đại tông do một chi của nhị tử Vĩnh Bích kế thừa. Một chi của Vĩnh Bích vẫn luôn kế thừa Đại tông thẳng đến thời Thanh mạt, là một ví dụ tương đối tiêu chuẩn về truyền thừa thế hệ. Mặt khác, các chi hậu duệ khác của Hoằng Trú có chi hệ của tứ tử Vĩnh Tân (永璸) tuyệt tự ở bối tự "Dịch", bát tử Vĩnh Hằng (永璔) tuyệt tự ở bối tự "Miên". Vì vậy đến cuối cùng, hậu duệ Hoằng Trú chỉ còn Đại tông Vĩnh Bích, lục tử Vĩnh Hoán và thất tử Vĩnh Côn.

Địa vị

Càn Long ĐếHoằng Trú chỉ cách nhau một tuổi, dân gian và hậu duệ Hòa vương phủ đều truyền rằng Càn Long rất đề phòng Hoằng Trú, Hoằng Trú cũng tự mình hiểu rõ điều đó, thường xuyên làm ra những chuyện hoang đường để bảo vệ mình. Mặt khác, lúc nghe được tin Hoằng Trú qua đời, Càn Long hạ chỉ dụ:

朕弟和硕和亲王秉性纯诚, 持躬端恪. 髫年共学, 友爱实深. 自备位亲藩, 懋昭敬慎. 方冀六旬同庆, 棣萼言欢.

.

Trẫm đệ Hòa Thạc Hòa Thân vương bỉnh tính thuần thành, trì cung đoan khác. Thiếu niên cộng học, hữu ái thực thâm. Tự bị vị thân phiên, mậu chiêu kính thận. Phương ký lục tuần đồng khánh, lệ ngạc ngôn hoan.

Như vậy xem ra, quan hệ giữa Cao Tông và Hoằng Trú tương đối thân mật, Hòa vương phủ lại là tông chi duy nhất còn lại của Thế Tông trên tông pháp, vì vậy đãi ngộ của hậu duệ Hòa vương phủ cũng tương đối tốt. Nhưng Đại tông của Hòa vương phủ thời kỳ đầu thường tập tước chỉ vài năm đã qua đời, đến Thanh hậu kỳ mới bắt đầu ổn định lại. Thời Thanh mạt, Đại tông là Trấn quốc công Dục Chương, vì gả con gái cho cháu nội của Phùng Quốc Chương, nên tình trạng thời kỳ đầu Dân Quốc vẫn tương đối tốt, đến Dân Quốc trung kỳ thì Đại tông mới bắt đầu xuống dốc.

Kỳ tịch

Một chi Hòa vương phủ sau khi nhập kỳ được phân vào Tả dực cận chi Chính Lam kỳ đệ nhị tộc, cùng tộc với 3 chi hệ hậu duệ của Thánh Tổ Khang Hi ĐếDi vương phủ, Liêm vương phủ, Bối tử Dận Đường phủ và Hàm vương phủ.